Du lịch Ninh BìnhChiêm Ngưỡng Nét Cổ kính Của Đền Vua Đinh Tiên Hoàng

Chiêm Ngưỡng Nét Cổ kính Của Đền Vua Đinh Tiên Hoàng

Đền Vua Đinh Tiên Hoàng toạ lạc ở xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình, thuộc quần thể di sản cố đô Hoa Lư. Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng cũng các con trai và những vị tướng triều Đinh xưa. Cùng Vietscape tìm hiểu thông tin về di tích lịch sử được UNESCO công nhận nằm trong quần thể di sản thế giới năm 2014 – Tràng An.

Đền Vua Đinh Tiên Hoàng thuộc quần thể di sản cố đô Hoa Lư, Ninh BìnhĐền Vua Đinh Tiên Hoàng thuộc quần thể di sản cố đô Hoa Lư, Ninh Bình

Giới thiệu chung về Đền Vua Đinh Tiên Hoàng

Cố đô Hoa Lư cách Hà Nội chừng 100 km, từng là kinh đô của nước Đại Cồ Việt được xây dựng cách đây hơn 10 thế kỷ. Nằm trong quần thể cố đô là Đền Vua Đinh Tiên Hoàng được xây dựng trên diện tích rộng tới 5 mẫu, quay về hướng Đông, lấy núi Mã Yên làm án.

Với lối kiến trúc nội công ngoại quốc, Đền Vua Đinh có trục chính hướng Đông, nhìn ra núi Mã Yên có hình dáng như chiếc yên ngựa. Đền hướng về núi có lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng. Được xây dựng ngay trên cung điện Hoa Lư xưa, Đền vua Đinh xây dựng đăng đối dựa trên trục thần đạo.

Đền bắt đầu từ Hồ Bán Nguyệt và kết thúc trong cùng với gian Chính Cung. Hồ Bán Nguyệt có kiến trúc cung đình xưa, trên hồ thả hoa súng, phía sau Minh Đường có bức bình phong. Việc bố trí kiến trúc này theo phong thủy là để án ngữ gió độc, bức bình phong có họa tiết hoa cúc ý chỉ sự trường tồn.

Ngọ môn và Nghi môn

Cổng chính dẫn vào Đền Vua Đinh Tiên HoàngCổng chính dẫn vào Đền Vua Đinh Tiên Hoàng

Ngọ môn (cổng ngoài) quan là cổng dẫn vào đền. Cổng có 3 gian lợp ngói được ghi 4 chữ “Tiền triều phụng khuyết”. Phía trên cổng mái che với hai tầng và tám dao mái cong vút. Bên cạnh đó, hai chú lân đang vờn mây cũng làm tăng thêm nét kiến trúc độc đáo nơi đây. Vượt qua cổng Ngọ Môn, ta đến Nghi môn (cổng trong) được dựng bằng gỗ lim rắn chắc thiết kế dạng 3 hàng chân cột vững chắc. Hai lớp cửa vào đền dựa trên cảm hứng hai vòng thành Hoa Lư xưa.

Kiến trúc khắc rồng tinh xảo trên mái Đền Vua Đinh Tiên HoàngKiến trúc khắc rồng tinh xảo trên mái Đền Vua Đinh Tiên Hoàng

Sân rồng

Tiếp sau cổng Nghi Môn đến là con đường được lát gạch, rồi đến hai trụ biểu lớn và sân rồng.

Sân rồng bao gồm một long sàng bằng đá được chạm khắc nổi những chi tiết cầu kỳ, tráng lệ. Sập rồng được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối, có hai con nghê đá chầu ở hai bên. Sập được tạc nổi hình ảnh chú rồng dũng mãnh, mạnh mẽ nói lên sức mạnh của đấng quân vương. Hai tay vịn của long sàng là hai con rồng đang uốn mình lên tầng mây cao, dáng đầu ngẩng cao với bờm rồng bay phấp phới.

Kiến trúc chính của Đền Vua Đinh Tiên Hoàng

Đền chính - nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng và các hoàng tử con vuaĐền chính – nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng và các hoàng tử con vua

Phía trước đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng có một khoảng sân lớn, là nơi tế lễ, thắp hương nhang thành kính trước khi vào trong đền. Trước sân thường được bài trí các bàn thờ, bát hương, lọng, kiệu,… để thể hiện sự tôn kính trước vua Đinh.

Đền Vua Đinh được chia thành 3 tòa chính, đó là: Bái Đường, Chính Cung và Thiêu Hương. Trong đó, Bái Đường được đề 3 chữ lớn “Chính thống thủy” tức mở đầu nền chính thống. Bái Đường được xây dựng để ca ngợi công đức dẹp loạn cát cứ của vua Đinh, mở ra nền thống nhất đầu tiên của đất nước. Tòa tiếp theo là Thiêu Hương, đặt các linh vị công thần, tứ trụ của triều Đinh là: Trịnh Tú, Lưu Cơ, Nguyễn Bặc, Đinh Điền.

Quan trọng nhất là Chính Cung thờ vua Đinh và 3 hoàng tử con vua. Chính Cung bày trang trọng tượng vua Đinh Tiên Hoàng được đúc bằng đồng vàng, sơn son thếp bạc, mặc áo long cồn, đầu đội mũ bình thiên, ngồi uy nghi, đường bệ trên sập rồng. Tượng vua ngồi với tư thế uy nghi trên ngai vàng như đang thiết triều.

Tượng vua Đinh Tiên Hoàng uy nghi, mạnh mẽTượng vua Đinh Tiên Hoàng uy nghi, mạnh mẽ

Trong gian Chính Cung được treo câu đối thể hiện khát vọng của nước Đại Cồ Việt lớn mạnh sánh ngang với nước Tống, Kinh đô Hoa Lư sánh ngang với kinh đô Tràng An, đó là “Cồ Việt Quốc đương Tống Khai Bảo – Hoa Lư đô thị Hán Tràng An”.

Chính giữa là sập rồng thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, gian bên trái thờ con trai trưởng triều Đinh là Nam Việt Vương Đinh Liễn, còn gian phải thờ con trai thứ 2 là Thái tử Hạng Lang.

Bên cạnh đền thờ Vua và các Hoàng tử thì các bia đá ghi dấu những chiến tích thắng lợi, đánh đuổi giặc để bảo vệ nền thống nhất cho nước Đại Cồ Việt vẫn được bảo tồn và lưu giữ đến ngày nay.

Bia đá ghi dấu các chiến tích nhà Đinh tại Đền Vua Đinh Tiên Hoàng  vẫn còn lưu giữ đến ngày nayBia đá ghi dấu các chiến tích nhà Đinh tại Đền Vua Đinh Tiên Hoàng  vẫn còn lưu giữ đến ngày nay

Đền Đinh Tiên Hoàng là một di tích lịch sử lưu giữ văn hóa dân tộc, là một công trình kiến trúc độc đáo về nghệ thuật chạm khắc tinh xảo với những cổ vật quý hiếm cần bảo tồn. Các du khách yêu thích lịch sử, văn hóa dân tộc và mỹ thuật thế kỷ 17 thì còn chần chừ gì mà không ghé thăm Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, Hoa Lư, Ninh Bình.

Hy vọng những thông tin về địa chỉ du lịch hữu ích với bạn. Theo dõi Blog Vietscape.com để cập nhật thêm nhiều điểm du lịch thú vị khác nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

ĐĂNG KÝ HÔM NAY

CẬP NHẬT NHỮNG TIN TỨC ĐỘC QUYỀN NHANH NHẤT

TỔNG HỢP BỞI ĐỘI NGŨ TÁC GIẢ GIÀU KINH NGHIỆM

THÔNG TIN CHIA SẺ ĐƯỢC CÁC CHUYÊN GIA THẨM ĐỊNH

CUNG CẤP CÁC VIDEO TRỰC QUAN

Đọc không giới hạn những tin tức độc quyền của chúng tôi!

Bài viết liên quan

Xem thêm các bài viết